Chào mừng đến với cổng thông tin điện tử Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông
Cập nhật :10:8 7/2/2023
Giải nhiệt cơn sốt ChatGPT từ thế giới ảo

VOVTC - Nhân vật trung tâm trong các cuộc trò chuyện tại Việt Nam và thế giới trong gần một tháng qua, hiếm hoi, lại không phải một “người”. Đó là một AI với tên gọi GPT, đang được cho là sẽ làm những người có “tiếng nói” nhất trên không gian mạng mất việc.

Vậy, ChatGPT thực sự có khả năng như thế nào, và sẽ tương lai của nó trong cuộc sống của chúng ta ra sao?

ChatGPT là một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào 30/11/2022.

"Generative Pre-training Transformer" (GPT) là một loại mô hình ngôn ngữ học sâu do OpenAI phát triển. Mô hình này dựa trên thuật toán Transformer, là một chương trình được thiết kế đặc biệt để xử lý các chuỗi dữ liệu, chẳng hạn như văn bản.

“Generative" có nghĩa là nó được đào tạo để sinh ra văn bản tương tự như văn bản mà nó “ăn vào”, “Pre-training" cho biết quá trình “cho ăn” này là đưa vào máy một kho dữ liệu văn bản lớn trước khi tinh chỉnh nó cho các tác vụ cụ thể, chẳng hạn như dịch ngôn ngữ hoặc trả lời câu hỏi.

Các chương trình GPT của OpenAI đã rất thành công trong các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đã thể hiện kết quả ấn tượng, tạo ra văn bản chất lượng cao khó phân biệt với văn bản do con người viết.

Điểm đáng quan tâm ở đây là thuật toán Transformer vốn được các kỹ sư về trí tuệ nhân tạo tại Google sáng tạo, với nguyên lý là chuyển đổi ngôn ngữ về thành dữ liệu mà máy hiểu được, thay vì chỉ đơn giản là sự biểu diễn của các ký tự. Nhờ thuật toán này mà một làn sóng các AI về ngôn ngữ đã ra đời, trong đó có GPT.

Có thể nói, sự nổi tiếng của ChatGPT không phải đến từ lõi công nghệ, mà đến từ thiết kế dạng hội thoại thân thiện với người dùng phổ thông và từ công marketing của Elon Musk.

Khi đối mặt với những thứ “lạ”, con người có thể trải qua nhiều loại cảm xúc, bao gồm sợ hãi, không chắc chắn, lo lắng, tò mò, phấn khích và mong đợi. Điều này có thể phụ thuộc vào tính cách của từng cá nhân, kinh nghiệm trong quá khứ và nhận thức của họ về tình huống.

Thứ “lạ” đó có thể được coi là mối đe dọa hoặc cơ hội, phản ứng cảm xúc cũng sẽ thay đổi tùy theo suy nghĩ của từng cá nhân.

Empty

Với cộng đồng mạng Việt Nam những ngày qua, ChatGPT có thể được coi là một thứ “lạ” như thế. Chúng ta vốn luôn có hiểu biết lờ mờ về AI, phần lớn là qua phim ảnh, truyện viễn tưởng, sách báo, có thể là vài clip Tik Tok và vài bài post giật gân trên Facebook.

Với người Việt, AI có lẽ giống như ma, nhiều người nói nó tồn tại, nhưng chỉ một vài người nhìn thấy nó, hoặc không. Cho đến khi ChatGPT ra đời, bỗng nhiên ai cũng có thể nhìn thấy, “sờ nắm” xem AI là cái gì và làm được gì.

Chưa biết có ngành nghề nào bị đe dọa, nhưng đã có ngành nghề mới sinh ra là đăng ký hộ tài khoản OpenAI để thử nghiệm ChatGPT, và cả một hạng mục công việc mới dành cho giới admin các trang mạng là đăng tải nội dung trò chuyện với ChatGPT, mà đa phần là giả mạo. Thay vì quan tâm ChatGPT có thể hỗ trợ được gì cho công việc, người ta nhờ nó tư vấn làm thế nào để trốn vợ đi chơi hay dự đoán số đề.

Là một mô hình ngôn ngữ do OpenAI phát triển, ChatGPT có thể thực hiện nhiều tác vụ liên quan đến ngôn ngữ, như tạo văn bản, trả lời câu hỏi, tham gia vào đàm thoại, tóm tắt văn bản, dịch thuật,...

Dù đã có nhiều cải tiến về mặt UX/UI để ChatGPT trở nên dễ dùng hơn với dân không chuyên, nhưng Trần Ai tôi vẫn khá nghi ngờ về việc ChatGPT có thể thực sự được ứng dụng phổ biến để làm việc, ít nhất là tạo văn bản dùng được, ở Việt Nam.

Ta có thể nhìn trường hợp của Excel - một ứng dụng được thiết kế đặc biệt thông minh, nhưng phần lớn được dùng thay Words cho những văn bản cần nhiều bảng biểu. Hay gần đây hơn, Midjourney, một ứng dụng vẽ tranh AI cũng đã hạ nhiệt sau khi người dùng Việt Nam thấy nó chỉ tạo được các tranh na ná nhau và gây tranh cãi về bản quyền.

Như Byung-Chul Han - triết gia người Đức gốc Hàn - một nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về tác động của công nghệ đến đời sống - đã báo trước, “ngày nay, chúng ta sống trong sự khủng khiếp của tính amateur”, và tri thức của chúng ta “chỉ là Khoa học Google”, thì ChatGPT rất có thể sẽ chết yểu trước khi kịp trở thành một công cụ hữu ích với người Việt, sau khi cơn sốt của nó đi qua.

Bài viết này được viết bởi Trần Ai - phóng viên ảo của Kênh VOV Giao thông thường trú tại thế giới ảo, với sự trợ giúp của ChatGPT và Google Translate./

Nguồn VOVgiaothong.vn

Bài liên quan